EA028E30-462F-4EB5-9DC5-C3A12C45A106EA028E30-462F-4EB5-9DC5-C3A12C45A106

Hiểu được kiến thức cơ bản về ngoại hối

Dù bạn chỉ mới bắt đầu hoặc cần được ôn lại, việc nắm được các kiến thức cơ bản về ngoại hối là rất quan trọng để củng cố chiến lược giao dịch và quản lý rủi ro của bạn.

Kiến thức cơ bản

Forex (hay ngoại hối) đề cập rộng đến quá trình trao đổi tiền tệ của một quốc gia với một loại tiền tệ khác. Thị trường ngoại hối cụ thể là một ngành cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tập trung vào quá trình này. Khi giá trị của tiền tệ biến động, các sản phẩm này có thể tạo ra lợi nhuận (hoặc gây thua lỗ) cho những người tham gia thị trường ngoại hối với các nhà môi giới cung cấp dịch vụ cho phép điều này.

Thị trường ngoại hối không chỉ có các sản phẩm tiền tệ mà còn một số mặt hàng khác (được gọi là công cụ) để giao dịch như kim loại, năng lượng và tiền kỹ thuật số. Exness cung cấp các sản phẩm Hợp đồng chênh lệch (CFD) thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị của một công cụ tại thời điểm mở một lệnh giao dịch và giá trị của công cụ đó tại thời điểm đóng lệnh giao dịch – đây là nơi tính lãi và lỗ.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem lại các thuật ngữ và khái niệm Forex sau:

Cặp tiền tệ, Cặp tiền tệ chéo, Đồng tiền cơ sở và Đồng tiền định giá

Cặp tiền tệ có thể được định nghĩa là hai loại tiền tệ của hai quốc gia kết hợp với nhau để giao dịch trên thị trường ngoại hối (forex). Một số ví dụ về các cặp tiền tệ là EURUSD, GBPJPY, NZDCAD, v.v.

Một cặp tiền tệ không chứa USD được gọi là “cặp tiền tệ chéo“.

Loại tiền tệ đứng trước trong một cặp được gọi là “đồng tiền cơ sở” và loại tiền tệ đứng sau được gọi là “đồng tiền định giá“.

Giá mua và Giá bán

Giá mua là giá mà nhà môi giới sẵn sàng mua từ khách hàng của đồng tiền đứng trước (cơ sở) trong một cặp tiền tệ. Đây cũng là giá khi khách hàng bán đi đồng tiền đứng trước (cơ sở) trong một cặp tiền tệ.

Giá bán là giá của đồng tiền đứng trước (cơ sở) trong một cặp tiền tệ mà nhà môi giới sẵn sàng bán cho khách hàng. Tương tự, đây là giá khi khách hàng mua vào đồng tiền đứng trước (cơ sở) trong một cặp tiền tệ.

Các lệnh mua được mở với Giá bán và đóng với Giá mua.

Các lệnh Bán được mở với Giá mua và đóng với Giá bán.

Chênh lệch

Chênh lệch là thước đo mức độ khác biệt giữa giá mua và giá bán của một công cụ giao dịch nhất định. Giá trị chênh lệch được tính bằng điểm (point). Cả hai loại chênh lệch thả nổi và ổn định được áp dụng với nhiều loại tài khoản khác nhau của Exness.

Bạn có thể đọc thêm về điều này tại đây.

Lô và Khối lượng hợp đồng

Lô (lot) là kích cỡ đơn vị tiêu chuẩn của một giao dịch. Thông thường thì một lô tiêu chuẩn bằng 100.000 đơn vị đồng tiền cơ sở.

Khối lượng hợp đồng có giá trị cố định biểu thị cho số lượng đồng tiền cơ sở trong một lô. Với hầu hết các công cụ trong ngoại hối, kích cỡ này cố định ở mức 100.000.

Điểm cơ bản, Điểm, Kích thước điểm và Lợi nhuận điểm

Điểm cơ bản (pip) là giá trị thay đổi giá trong số thập phân thứ 5, trong khi Điểm (point) là giá thay đổi trong số thập phân thứ 4.

Vậy nên 1 điểm = 10 điểm cơ bản (1 point = 10 pip)

Ví dụ, nếu giá thay đổi từ 1,11115 to 1,11135 thì sự thay đổi của giá sẽ là 2 điểm (points) hoặc 20 điểm cơ bản (pip).

Kích thước điểm (Point size) là con số cố định biểu thị vị trí của điểm (point) trong giá của một công cụ. Ví dụ, hầu hết các cặp tiền tệ như EURUSD thường có giá trông như thế này: 1,11115, điểm ở đây sẽ tính ở số thập phân thứ 4, vậy nên kích thước điểm sẽ là 0,0001.

Lợi nhuận điểm (Point Profit) là số tiền một người có thể kiếm được hoặc bị thua lỗ nếu giá dịch chuyển ở mức một điểm.

Lợi nhuận điểm được tính theo công thức sau:

Lợi nhuận điểm = Số lô x Khối lượng hợp đồng x Kích thước điểm.

Đòn bẩy và Ký quỹ

Đòn bẩy là tỷ lệ vốn luân chuyển trên vốn vay và có tác động trực tiếp đến số tiền ký quỹ được giữ khi giao dịch một công cụ. Exness hỗ trợ mức đòn bẩy lên đến 1:Không giới hạn đối với một số công cụ giao dịch trên tài khoản MT4.

Ký quỹ (Margin) là số tiền tính theo đơn vị đồng tiền tài khoản được tạm giữ bởi nhà môi giới để giữ cho lệnh mở.

Đòn bẩy càng cao thì ký quỹ càng thấp.

Bạn có thể đọc thêm về mối quan hệ giữa đòn bẩy và ký quỹ tại đây.

Số dư, Vốn luân chuyển và Tiền ký quỹ khả dụng

Số dư (Balance) là tổng các kết quả tài chính của tất cả các lệnh giao dịch đã đóng và hoạt động nạp tiền/rút tiền trên một tài khoản. Đây có thể là số tiền bạn có trước khi mở lệnh bất kỳ hoặc sau khi bạn đóng tất cả các lệnh.

Số dư của một tài khoản sẽ không thay đổi khi lệnh đang mở.

Một khi mở lệnh, số dư cộng với lợi nhuận/thua lỗ của lệnh sẽ tạo thành Vốn luân chuyển (Equity)

Vốn luân chuyển = Số dư +/- Lợi nhuận/Thua lỗ

Như bạn đã biết, một khi có lệnh mở, một phần số tiền sẽ được giữ lại làm ký quỹ. Số tiền còn lại được gọi là Tiền ký quỹ khả dụng (Free Margin).

Vốn luân chuyển = Tiền ký quỹ + Tiền ký quỹ khả dụng

Lợi nhuận và Thua lỗ

Lợi nhuận và Thua lỗ (Profit/Loss) được tính bằng sự chênh lệch giữa giá đóng và giá mở của một lệnh.

Lợi nhuận/Thua lỗ = Sự khác biệt giữa giá đóng và mở x Lợi nhuận điểm

Lệnh mua sẽ có lời khi giá tăng lên còn lệnh bán sẽ có lời khi giá giảm xuống.

Lệnh mua sẽ thua lỗ khi giá giảm xuống còn lệnh bán sẽ thua lỗ khi giá tăng lên.

Mức ký quỹ, Cảnh báo mức tiền ký quỹ và Ngưng giao dịch

Mức ký quỹ (Margin Level) là tỷ lệ vốn luân quyển so với tiền ký quỹ tính theo %.

Mức ký quỹ = (Vốn luân chuyển / Tiền ký quỹ) x 100%

Cảnh báo mức tiền ký quỹ (Margin call) là thông báo do thiết bị giao dịch đầu cuối gửi đi để biểu thị rằng bạn nên nạp tiền hoặc đóng lệnh để tránh tình trạng ngưng giao dịch. Thông báo này được gửi một khi mức ký quỹ chạm mức cảnh báo mức tiền ký quỹ mà nhà môi giới đặt ra cho tài khoản đó.

Ngưng giao dịch (Stop out) là chức năng tự động đóng lệnh khi mức ký quỹ chạm mức ngưng giao dịch mà nhà môi giới đặt ra cho tài khoản.

Để tìm hiểu về tính năng Cảnh báo mức tiền ký quỹ và các mức Ngưng giao dịch đối với các loại tài khoản khác nhau, bạn có thể tham khảo bài viết này.



You May Also Like

About the Author: thi thanh hai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo